Thư Viện Tỉnh Lâm Đồng ngụ tại: 22 Trần Phú - P.3 - Thành phố Đà Lạt-Tỉnh Lâm Đồng
ĐT: 063382216
Website: http://thuvienlamdong.net/root/index.aspx
Gồm 25 nhân viên được chia làm 5 phòng:
-Phòng hành chính
- Phòng Tin học
- Phòng Bảo quản và xây dựng phong trào
- Phòng Nghiệp vụ
- Phòng Phục vụ bạn đọc.
Ngoài ra thư viện còn có thêm phòng truy cập internet công cộng do Quỹ Bill Gates tài trợ, gồm 40 máy tính có nối mạng.
Thư viện tỉnh Lâm Đồng đã tiếp nhận dự án "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam" vào tháng 9/2013 và đã đưa vào phục vụ miễn phí giúp người dân làm quen với công nghệ thông tin,hỗ trợ cho việc học tập,nghiên cứu và sản xuất
-Thời gian mở cửa:
Sáng từ: 7h đến 11h15
Chiều từ: 1h30 đến 16h45
Quy định làm thẻ thư viện.
I. Đối tượng sử dụng thư viện:
- Người lớn: Cấp rộng rãi cho mọi đối tượng từ 16 tuổi trở lên.
- Đối tượng cấp thẻ thiếu nhi: Cấp rộng rãi cho các cháu từ 6 tuổi đến 15 tuổi.
- Hạn sử dụng thẻ: Trong vòng một năm.
II. Thể lệ làm thẻ.
- Thời gian cấp thẻ: Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ)
+ Sáng: Từ 7h30 đến 11h30
+ Chiều: Từ 13h30 đến 16h30.
- Thể lệ làm thẻ: gồm 4 loại thẻ: thẻ đọc sách, thẻ đọc thiếu nhi, thẻ đọc báo – tạp chí (tại chỗ) và thẻ mượn sách về nhà.
- Thủ tục làm thẻ
* Người lớn gồm những giấy tờ sau:
+ Đơn xin cấp thẻ có dấu xác nhận của cơ quan, trường học, địa phương, hộ khẩu. (theo mẫu đính kèm).
+ Thẻ sinh viên (đối với sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp)
+ Ảnh 2x3 (một tấm ảnh cho mỗi loại thẻ).
* Thiếu nhi gồm:
+ Ảnh 2x3
- Lệ phí làm thẻ:
+ Người lớn: 10.000đ/thẻ
+ Thiếu nhi: 2.000 đ/thẻ
Sau một tuần bạn đọc đến nhận thẻ tại nơi làm thẻ.
* Chú ý:
- Riêng thẻ mượn sách về nhà, bạn đọc phải đặt tiền cược là 100.000đ (khi nào bạn đọc không còn nhu cầu sử dụng thì sẽ được hoàn trả lại số tiền đã cược).
- Khách vãng lai chỉ được phục vụ đọc sách, báo tạp chí tại chỗ nếu có 1 trong các loại giấy tờ tùy thân sau: hộ chiếu, chứng minh nhân dân, bằng lái xe…
- Số lượng mỗi lần mượn sách về nhà: 2 cuốn/1lần, sau 15 ngày bạn đọc phải trả sách cho thư viện, nếu không sẽ bị phạt theo quy định.
THƯ VIỆN TỈNH LÂM ĐỒNG
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN TỈNH LÂM ĐỒNG
Phục vụ bạn đọc từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần
Sáng từ:7h đến 11h30
Chiều từ:13h30 đến 17h
-Hội nghị bạn đọc
-Ngày hội đọc sách
-Kể chuyện theo sách
-Tuyên truyền giới thiệu sách
-Tổ chức phục vụ lưu động đưa sách đến các phường xã,trường học để phục vụ người dân
-Điểm sách
-Tổ chức kho mở tự chọn để phục vụ người dân
-Trưng bày giới thiệu sách các ngày lễ trong năm
-Tọa đàm về các chuyên đề
-Luân chuyển sách từ kho sách chương trình mục tiêu quốc gia
THƯ VIỆN TỈNH LÂM ĐỒNG BỒI ĐẮP VĂN HÓA ĐỌC CHO THIẾU NHI
Cập nhật lúc 08:13, Thứ Hai, 25/06/2012 (GMT+7)
Cập nhật lúc 08:13, Thứ Hai, 25/06/2012 (GMT+7)
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, trẻ em ngày nay bị hấp dẫn nhiều bởi trò chơi điện tử, phim ảnh truyền hình và Internet. Trước xu thế văn hóa đọc đang dần bị mai một trong một bộ phận lớn thế hệ trẻ, từ nhiều năm qua, Thư viện Lâm Đồng đã nỗ lực tạo ra nhiều hoạt động thiết thực nhằm khơi dậy, bồi đắp văn hóa đọc cho thiếu nhi.
Ông Nguyễn Dũng, Giám đốc Thư viện Lâm Đồng nhấn mạnh: “Sách gần gũi và có nhiều tiện lợi hơn bất cứ phương tiện nào, nếu mang cuốn sách theo bên cạnh, người ta có thể đọc nó bất cứ lúc nào, nên dù cho có nhiều phương tiện thông tin hiện đại nhưng văn hóa đọc vẫn không bao giờ mất”.
Có mặt ở phòng đọc sách dành cho thiếu nhi vào một buổi sáng, chúng tôi thấy rất đông sinh viên, học sinh, các em thiếu nhi đến đây, mới thấy văn hóa đọc vẫn còn vị trí rất lớn trong lòng bạn đọc trẻ tuổi. Để lôi cuốn các em đến với sách, hàng năm, Thư viện tỉnh đều mở cuộc thi kể chuyện sách, ngày hội đọc sách, xây dựng các tủ sách thiếu nhi tại các trường học, tổ chức luân chuyển sách để các em thường xuyên được đọc sách mới, mở cửa cả ngày thứ bảy (6 ngày trong tuần) để các em có thêm thời gian đến thư viện nhiều hơn. Bên cạnh đó, thư viện thường xuyên mở các cuộc trưng bày sách chuyên đề theo từng sự kiện diễn ra trong năm. Qua đó, giới thiệu những cuốn sách hay, sách bổ ích cần nên đọc đến bạn đọc. Hàng tháng, hàng quý có sách mới, thư viện đều giới thiệu danh mục sách mới để bạn đọc tiện theo dõi. Trong năm qua, thư viện đã phục vụ 35.377 lượt bạn đọc với 161.414 lượt luân chuyển tài liệu, trong đó phần nhiều bạn đọc là thanh thiếu nhi. Từ đầu năm đến nay, Thư viện đã cấp tổng số 1.699 thẻ cho bạn đọc thì có đến 961 thẻ cho bạn đọc (59%) là thiếu nhi. Mỗi ngày, phòng đọc thiếu nhi phục vụ hàng trăm bạn đọc.
Ông Nguyễn Dũng cho biết: “Trong giai đoạn hiện nay, việc hình thành thói quen đọc sách và làm cho trẻ em hứng thú đọc sách là một điều rất khó, nhưng không phải vì thấy khó mà không làm, nên chúng tôi đã cẩn trọng tổ chức nhiều hoạt động phù hợp với lứa tuổi để lôi cuốn trẻ em đến với thế giới sách, kể cả việc tổ chức thư viện lưu động để đưa sách đến gần với các em”. Cụ thể, gần đây nhất là trong ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Thư viện Lâm Đồng mang sách đến Nhà thiếu nhi Lâm Đồng tổ chức “Ngày đọc sách cho thiếu nhi” đã cuốn hút hàng ngàn thiếu nhi tham gia; Trong Học kỳ Quân đội “Thép đã tôi thế đấy” do tỉnh Đoàn Lâm Đồng tổ chức, Thư viện Lâm Đồng cũng mang sách đến phục vụ tận nơi các chiến sĩ nhỏ tuổi. Trẻ em ngày nay bận rộn với việc học ở nhà trường và học thêm nên ít có thời gian “thả hồn” vào những trang sách, phải yêu trẻ, hiểu trẻ, đưa sách đến cho các em đúng thời điểm thì các em mới có điều kiện đón nhận - Ông Dũng tâm sự.
Nhu cầu đọc của các em cũng rất đa dạng, nhất là trong tình hình văn hóa đọc thiếu nhi đang bị đẩy lùi bởi truyện tranh. Những hình ảnh trực quan của truyện tranh đã tạo nên cho các em “sợ” đọc những cuốn sách nhiều chữ, dày cộp, mà thích đọc sách mỏng, nhiều tranh. Trong khi loại sách này, không bồi đắp được gì cho tư duy và vốn từ. Thư viện Lâm Đồng đã luôn định hướng cho các em để nâng cao chất lượng đọc bằng cách lựa chọn các loại sách hay trên mọi lĩnh vực phù hợp lứa tuổi các em. Liếc qua các tựa đề sách mới thấy sự chọn lọc kỹ lưỡng này, như: truyện cổ Đông Tây, tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho các em, sưu tập những điều thú vị cho thiếu nhi, Bác Hồ kính yêu, những cuốn sách đi cùng tuổi thơ, Không gia đình, 100 câu chuyện để học sinh biết công ơn cha mẹ, những ngày thơ ấu, truyện ngụ ngôn, ca dao, đồng dao, Hãy trả lời em tại sao…
Trẻ em như tờ giấy trắng, viết gì lên đó sẽ rất khó bị xóa mờ, nên sự tác động của sách báo lên các em mạnh hơn nhiều so với người lớn. Trẻ em không đọc sách sẽ nghèo vốn từ, nghèo trí tưởng tượng, cảm xúc khô cứng, kém khả năng diễn đạt. Để hình thành thói quen đọc sách cho trẻ, xây dựng một nền văn hóa đọc lành mạnh cho thiếu nhi thì việc giáo dục trẻ em đọc sách không chỉ dừng lại ở gia đình, nhà trường. Nhìn các em thích thú đọc những câu chuyện cổ tích, thần thoại, đồng dao, khám phá thiên nhiên kỳ thú, tìm hiểu khoa học, những chuyện hoa chuyện quả, những tấm gương… mới thấy Thư viện Lâm Đồng đang dần trở thành một trường học đặc biệt giúp trẻ em tiếp nhận tri thức, nâng cao hiểu biết, trau dồi tư tưởng, tình cảm, tư duy thẩm mỹ, đồng thời bồi dưỡng tâm hồn, tình yêu thương, lòng tự hào dân tộc. QUỲNH UYỂN
Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền, giới thiệu sách năm 2013 của Liên hiệp thư viện Miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ tại Đà Lạt.
Nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc; củng cố thêm kiến thức để thế hệ hôm nay và mai sau hiểu sâu sắc hơn về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của dân tộc Việt Nam. Hướng tới kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014), Liên hiệp Thư viện Khu vực Miền Đông Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ đã tổ chức Liên hoan Cán bộ thư viện tuyên truyền, giới thiệu sách năm 2013 với chủ đề "Âm vang Điện Biên" vào ngày 08/8/2013 tại Thành phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng. Về tham dự liên hoan có sự hiện diện của bà Phạm Thị Quỳnh Lan – chuyên viên Vụ thư viện, Ông Nguyễn Xuân Dũng - P.GĐ Thư viện Quốc gia Việt Nam, Ông Nguyễn Hoàng Thu – Chủ tịch Liên hiệp Thư viện Khu vực Miền Đông Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ; Đại diện Ban Giám đốc và các chuyên viên của các Thư viện tỉnh thành viên. Đặc biệt là sự góp mặt của gần 100 thí sinh thuộc 9 đội tuyển là những cán bộ thư viện của các Thư viện tỉnh thành viên Liên hiệp, gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, KHTH TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Tây Ninh .
Ngoài việc tuyên truyền phục vụ bạn đọc theo phương thức truyền thống như trưng bày sách tại thư viện theo từng chuyên đề nhân dịp các sự kiện trọng đại của đất nước, của địa phương, nói chuyện chuyên đề, biên soạn giới thiệu thư mục sách hay; thì thư viện Lâm Đồng đã từng bước đưa sách đến tận tay bạn đọc. Đó là hình thức đưa sách đến phục vụ tại UBND các phường, xã trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức luân chuyển sách từ kho luân chuyển của thư viện tỉnh, thư viện huyện, thành phố đến các thư viện trường học, trường đào tạo nghề, điểm bưu điện văn hóa xã. Trong đó, 11 thư viện huyện, thành đã phát triển được 88 cơ cở cho mượn sách; thư viện tỉnh đã tổ chức phục vụ luân chuyển sách cho 9 cơ sở, gồm: 2 túi sách lưu động đưa sách đến phục vụ nhân dân phường 9 và phường 10 (Đà Lạt), 7 thư viện các trường tiểu học và trung học: Tiểu học Ka Đơn II (Đơn Dương), THPT chuyên Thăng Long, THPT Đống Đa (Đà Lạt), THCS Nguyễn Du (Bảo Lâm), Trung tâm 05 - 06 của tỉnh (Đức Trọng). Chỉ trong 2 năm gần đây đã luân chuyển được 301.289 lượt sách báo đến các thư viện.
Nhằm bồi dưỡng trí tuệ, tăng cường văn hóa đọc cho thanh thiếu niên, thư viện đã tổ chức nhiều hoạt động như: ngày hội đọc sách thiếu nhi, triển lãm sách thiếu nhi, cấp 1.616 thẻ đọc sách miễn phí cho thiếu nhi, đưa sách đến nhà thiếu nhi Lâm Đồng, đến Học viện Lục quân phục vụ thiếu nhi trong dịp hè và Học kỳ quân đội, tổ chức các buổi nói chuyện sách chuyên đề tại các trường học.
Đặc biệt, hội thi Thiếu nhi kể chuyện theo sách “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” được tổ chức từ cấp huyện lên tỉnh thu hút hàng ngàn tiết mục của các em đến từ các trường tiểu học và THCS trong toàn tỉnh tham gia, tuyển chọn 22 tiết mục xuất sắc của 11 huyện, thành tham dự liên hoan cấp tỉnh, và đã lựa chọn được 2 tiết mục tham gia Liên hoan thiếu nhi kể chuyện sách khu vực miền Đông Nam bộ 2012 tại Vũng Tàu đã đoạt giải A toàn đoàn (giải A tiểu học, giải B THCS).
Cùng với việc đưa sách đến với bạn đọc, thư viện không ngừng bổ sung làm phong phú thêm nguồn sách mới; đồng thời quan tâm đầu tư nâng cấp, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Thư viện huyện Đức Trọng đã được đầu tư 4 tỷ đồng xây dựng mới vừa đưa vào hoạt động năm 2012, thư viện huyện Lâm Hà đang được xây dựng mới với vốn đầu tư 3 tỷ đồng; thư viện huyện Đạ Tẻh 450 triệu đồng và thư viện huyện Cát Tiên đang được sửa sang nâng cấp, thư viện huyện Bảo Lâm được chuyển đến trụ sở rộng rãi khang trang hơn.
Nhờ vậy, trong 2 năm qua, hệ thống thư viện công cộng Lâm Đồng đã cấp được 18.016 thẻ bạn đọc mới, phục vụ được 342.104 lượt bạn đọc và 821.140 lượt tài liệu luân chuyển.
Không chỉ dừng lại ở đó, cùng với nhịp sống hiện đại, sự bùng nổ công nghệ thông tin khiến văn hóa đọc truyền thống trên sách giấy đang nhường chỗ cho văn hóa đọc trên mạng, khi một bộ phận không nhỏ người đọc trẻ tuổi tìm các loại sách số hóa trên mạng thay cho sách in. Trước tình hình đó, thư viện Lâm Đồng đã nỗ lực xây dựng thư viện số và song song tồn tại cả 2 loại hình thư viện truyền thống và số hóa nhằm phục vụ tất cả mọi đối tượng bạn đọc. Mặc dù thiếu kinh phí, phương tiện số hóa tài liệu, nhưng với những nỗ lực hiện đại hóa cho phù hợp với xu thế phát triển, thư viện Lâm Đồng đã được Sở Khoa học công nghệ cung cấp hơn 100.000 tài liệu số hóa với đủ mọi lĩnh vực phục vụ bạn đọc truy cập miễn phí.
Giờ đây, ngoài đến thư viện để đọc sách in truyền thống, bạn đọc cũng có thể đọc sách của thư viện ở bất cứ nơi đâu qua kho sách thư viện số /www.thuvienlamdong.vn/. Những đổi mới đó đã góp phần ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào thực tiễn đời sống nhân dân, nâng cao dân trí, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và phục vụ cho sự nghiệp phát triển.
Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền, giới thiệu sách năm 2013 của Liên hiệp thư viện Miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ tại Đà Lạt.
Nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc; củng cố thêm kiến thức để thế hệ hôm nay và mai sau hiểu sâu sắc hơn về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của dân tộc Việt Nam. Hướng tới kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014), Liên hiệp Thư viện Khu vực Miền Đông Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ đã tổ chức Liên hoan Cán bộ thư viện tuyên truyền, giới thiệu sách năm 2013 với chủ đề "Âm vang Điện Biên" vào ngày 08/8/2013 tại Thành phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng. Về tham dự liên hoan có sự hiện diện của bà Phạm Thị Quỳnh Lan – chuyên viên Vụ thư viện, Ông Nguyễn Xuân Dũng - P.GĐ Thư viện Quốc gia Việt Nam, Ông Nguyễn Hoàng Thu – Chủ tịch Liên hiệp Thư viện Khu vực Miền Đông Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ; Đại diện Ban Giám đốc và các chuyên viên của các Thư viện tỉnh thành viên. Đặc biệt là sự góp mặt của gần 100 thí sinh thuộc 9 đội tuyển là những cán bộ thư viện của các Thư viện tỉnh thành viên Liên hiệp, gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, KHTH TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Tây Ninh .
Hình ảnh
Tại buổi liên hoan, thí sinh các đội tuyển đã trải qua 4 phần thi: giới thiệu đội hình; trả lời câu hỏi kiến thức về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; tuyên truyền giới thiệu sách và thi năng khiếu, với thời gian quy định không quá 40 phút. Các thí sinh tham gia dự thi rất khéo léo và sáng tạo để minh họa bằng hình thức sân khấu hóa cho 4 phần thi của đội tuyển mình. Đặc biệt, trong phần thi tuyên truyền, giới thiệu sách, các thí sinh đã thu hút sự chú ý, theo dõi của Ban Giám khảo và các đại biểu qua cách trình bày diễn cảm thể hiện bằng cảm xúc của chính mình khi được giới thiệu những cuốn sách viết về tinh thần chiến đấu quật cường, lòng quả cảm, sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ hay những tấm gương thương binh, anh hùng liệt sĩ, những trận đánh tiêu biểu trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954), đặc biệt là trận Điện Biên Phủ (7/5/1954) – một mốc son lịch sử chói lọi của dân tộc Việt Nam. Kết thúc Liên hoan, Ban Tổ chức đã trao 1 giải A cho đội tuyển Thư viện tỉnh Bình Dương; 8 giải B cho các đội tuyển còn lại. Ngoài ra, Ban Tổ chức đã trao 4 giải phụ gồm: Giải giới thiệu đội hình hay nhất, giải trả lời câu hỏi chính xác và mang tính sáng tạo, giải giới thiệu sách hay nhất và giải năng khiếu. Liên hoan đã diễn ra thành công tốt đẹp, Ban Tổ chức của Liên hiệp Thư viện Khu vực Miền Đông Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ đã quyết định chọn đội tuyển Thư viện tỉnh Bình Dương là đội tuyển xuất sắc nhất sẽ đại diện cho Khu vực tham dự Liên hoan Cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách toàn quốc, dự kiến tổ chức vào tháng 3/2014 tại Thành phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014).
Phượng Linh
Thứ tư, ngày 18 tháng chín năm 2013
THƯ VIỆN TỈNH LÂM ĐỒNG:ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC
Cập nhật lúc 16:32, Thứ Tư, 04/09/2013 (GMT+7)
* Đưa vào phục vụ thư viện điện tử với hơn 100 ngàn cơ sở dữ liệu số hóa
2 năm qua, hệ thống thư viện công cộng Lâm Đồng (bao gồm thư viện tỉnh và 11 thư viện huyện, thành) thật sự trở thành điểm đến không thể thiếu của người dân trong tỉnh. Để làm tốt công tác giáo dục ngoài nhà trường, hệ thống thư viện công cộng Lâm Đồng đã không ngừng đổi mới phương thức phục vụ bạn đọc. Thay vì trước đây “người đọc đi tìm sách” thì đội ngũ cán bộ thủ thư của thư viện đã tổ chức nhiều hoạt động đưa sách đến gần bạn đọc theo phương châm “Sách đi tìm bạn đọc”.
2 năm qua, hệ thống thư viện công cộng Lâm Đồng (bao gồm thư viện tỉnh và 11 thư viện huyện, thành) thật sự trở thành điểm đến không thể thiếu của người dân trong tỉnh. Để làm tốt công tác giáo dục ngoài nhà trường, hệ thống thư viện công cộng Lâm Đồng đã không ngừng đổi mới phương thức phục vụ bạn đọc. Thay vì trước đây “người đọc đi tìm sách” thì đội ngũ cán bộ thủ thư của thư viện đã tổ chức nhiều hoạt động đưa sách đến gần bạn đọc theo phương châm “Sách đi tìm bạn đọc”.
Ngoài việc tuyên truyền phục vụ bạn đọc theo phương thức truyền thống như trưng bày sách tại thư viện theo từng chuyên đề nhân dịp các sự kiện trọng đại của đất nước, của địa phương, nói chuyện chuyên đề, biên soạn giới thiệu thư mục sách hay; thì thư viện Lâm Đồng đã từng bước đưa sách đến tận tay bạn đọc. Đó là hình thức đưa sách đến phục vụ tại UBND các phường, xã trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức luân chuyển sách từ kho luân chuyển của thư viện tỉnh, thư viện huyện, thành phố đến các thư viện trường học, trường đào tạo nghề, điểm bưu điện văn hóa xã. Trong đó, 11 thư viện huyện, thành đã phát triển được 88 cơ cở cho mượn sách; thư viện tỉnh đã tổ chức phục vụ luân chuyển sách cho 9 cơ sở, gồm: 2 túi sách lưu động đưa sách đến phục vụ nhân dân phường 9 và phường 10 (Đà Lạt), 7 thư viện các trường tiểu học và trung học: Tiểu học Ka Đơn II (Đơn Dương), THPT chuyên Thăng Long, THPT Đống Đa (Đà Lạt), THCS Nguyễn Du (Bảo Lâm), Trung tâm 05 - 06 của tỉnh (Đức Trọng). Chỉ trong 2 năm gần đây đã luân chuyển được 301.289 lượt sách báo đến các thư viện.
Nhằm bồi dưỡng trí tuệ, tăng cường văn hóa đọc cho thanh thiếu niên, thư viện đã tổ chức nhiều hoạt động như: ngày hội đọc sách thiếu nhi, triển lãm sách thiếu nhi, cấp 1.616 thẻ đọc sách miễn phí cho thiếu nhi, đưa sách đến nhà thiếu nhi Lâm Đồng, đến Học viện Lục quân phục vụ thiếu nhi trong dịp hè và Học kỳ quân đội, tổ chức các buổi nói chuyện sách chuyên đề tại các trường học.
Đặc biệt, hội thi Thiếu nhi kể chuyện theo sách “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” được tổ chức từ cấp huyện lên tỉnh thu hút hàng ngàn tiết mục của các em đến từ các trường tiểu học và THCS trong toàn tỉnh tham gia, tuyển chọn 22 tiết mục xuất sắc của 11 huyện, thành tham dự liên hoan cấp tỉnh, và đã lựa chọn được 2 tiết mục tham gia Liên hoan thiếu nhi kể chuyện sách khu vực miền Đông Nam bộ 2012 tại Vũng Tàu đã đoạt giải A toàn đoàn (giải A tiểu học, giải B THCS).
Cùng với việc đưa sách đến với bạn đọc, thư viện không ngừng bổ sung làm phong phú thêm nguồn sách mới; đồng thời quan tâm đầu tư nâng cấp, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Thư viện huyện Đức Trọng đã được đầu tư 4 tỷ đồng xây dựng mới vừa đưa vào hoạt động năm 2012, thư viện huyện Lâm Hà đang được xây dựng mới với vốn đầu tư 3 tỷ đồng; thư viện huyện Đạ Tẻh 450 triệu đồng và thư viện huyện Cát Tiên đang được sửa sang nâng cấp, thư viện huyện Bảo Lâm được chuyển đến trụ sở rộng rãi khang trang hơn.
Nhờ vậy, trong 2 năm qua, hệ thống thư viện công cộng Lâm Đồng đã cấp được 18.016 thẻ bạn đọc mới, phục vụ được 342.104 lượt bạn đọc và 821.140 lượt tài liệu luân chuyển.
Không chỉ dừng lại ở đó, cùng với nhịp sống hiện đại, sự bùng nổ công nghệ thông tin khiến văn hóa đọc truyền thống trên sách giấy đang nhường chỗ cho văn hóa đọc trên mạng, khi một bộ phận không nhỏ người đọc trẻ tuổi tìm các loại sách số hóa trên mạng thay cho sách in. Trước tình hình đó, thư viện Lâm Đồng đã nỗ lực xây dựng thư viện số và song song tồn tại cả 2 loại hình thư viện truyền thống và số hóa nhằm phục vụ tất cả mọi đối tượng bạn đọc. Mặc dù thiếu kinh phí, phương tiện số hóa tài liệu, nhưng với những nỗ lực hiện đại hóa cho phù hợp với xu thế phát triển, thư viện Lâm Đồng đã được Sở Khoa học công nghệ cung cấp hơn 100.000 tài liệu số hóa với đủ mọi lĩnh vực phục vụ bạn đọc truy cập miễn phí.
Giờ đây, ngoài đến thư viện để đọc sách in truyền thống, bạn đọc cũng có thể đọc sách của thư viện ở bất cứ nơi đâu qua kho sách thư viện số /www.thuvienlamdong.vn/. Những đổi mới đó đã góp phần ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào thực tiễn đời sống nhân dân, nâng cao dân trí, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và phục vụ cho sự nghiệp phát triển.
QUỲNH UYỂN
,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét