Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Nhìn lại 1 năm đưa internet về nông thôn tại 16 tỉnh

BT- Ban Quản lý Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” do Quỹ Bill and Melinda Gates tài trợ (Dự án BMGF-VN) vừa tổ chức lễ sơ kết dự án bước 2, giai đoạn II tại Hà Nội.
Ông Phan Hữu Phong – Giám đốc BQLDA BMGF-VN phát biểu tại lễ sơ kết Dự án BMGF-VN giai đoạn II, bước 2.

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

VĂN HÓA ĐỌC - NƠI NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN TRẺ THƠ

Có thể nói sách như một người bạn thân thiết và tâm giao đồng hành trong cuộc sống của mỗi con người. Đọc sách không chỉ là nhu cầu giải trí mà còn có tác dụng nâng cao hiểu biết nhiều mặt, nuôi dưỡng tâm hồn và hình thành nhân cách, đặc biệt là đối với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Cuộc sống hiện đại có nhiều công cụ giúp chúng ta tìm kiếm thông tin, kiến thức một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn, tuy nhiên các phương tiện nghe – nhìn hiện đại, những trò chơi trực tuyến không thể thay thế được văn hóa đọc.
           Đối với giáo dục trẻ em, sách đóng vai trò đặc biệt quan trọng “Sách thiếu nhi là yếu tố quan trọng bậc nhất” (Krupskaya - vợ cố lãnh tụ Lênin). Về một phương diện nào đó, đối với thiếu nhi sách còn cần hơn so với người lớn. Sở dĩ nói như thế là vì các em còn nhỏ, phạm vi hoạt động còn bị hạn chế, điều đó không cho phép các em mở rộng thế giới quan và tích lũy vốn kinh nghiệm phong phú.  Do đó sách là phương tiện tốt nhất giúp các em tiếp thu dần những tri thức cần thiết trong đời sống, hỗ trợ việc học của các em ở trường, góp phần nâng cao chất lượng học tập, thậm chí trong chừng mực nào đó giúp khắc phục những thiếu sót của chương trình chính khóa. Chính ở ý nghĩa này, bà Krupskaya đã khẳng định: “Sách cần cho thế hệ đang lớn lên không kém gì trường học”. Bên cạnh đó sách còn giúp các em nắm những kiến thức khoa học cơ bản và góp phần giáo dục thị hiếu thẩm mỹ.


Phòng đọc thiếu nhi tại Thư viện tỉnh Lâm Đồng

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Giúp trẻ đến gần hơn với sách

PN - Đọc sách cùng con để khơi gợi hứng thú đọc sách cho trẻ là một trong những cách mà TS Trần Lê Hoa Tranh (giảng viên Khoa Văn học và ngôn ngữ, Trường ĐH KHXH & NV TP.HCM) đã áp dụng cho hai “hoàng tử bé” của mình.
    Cha mẹ kích thích con đọc sách
    Theo TS Hoa Tranh, “mỗi lứa tuổi có những hứng thú nhất định với thế giới bên ngoài”, vì vậy phụ huynh cần giúp trẻ hướng đến những phương tiện tiếp cận có ích. Đọc sách là một trong những phương tiện hữu ích nhất mà cha mẹ cần quan tâm.
    Ở lứa tuổi mới biết đọc, các em thường thích thú với những dòng chữ ngắn, đơn giản, nhiều hình ảnh bắt mắt. Để trẻ đọc thành thạo, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ đọc những biển hiệu trên phố, những mẩu truyện nhỏ trên tạp chí. Cha mẹ cũng nên mua truyện cổ tích có hình ảnh sinh động đặt ở bàn học hoặc những nơi các em thường ngồi chơi. Đồng thời, cha mẹ cần dành thời gian đọc sách cùng trẻ. Trước khi đi ngủ, đọc một mẩu truyện ngắn, chỉ cho trẻ xem những hình ảnh minh họa, hoặc khuyến khích trẻ đọc truyện cho cha mẹ nghe.
    Cha mẹ có thể trò chuyện về nội dung những quyển sách đã mua cho trẻ như: con đọc đến đâu mẹ quên rồi? Ai là nhân vật ác? Tại sao con thích nhân vật đó? Rốt cuộc thế nào? Con thấy quyển truyện có hay không? v.v… Những câu hỏi khéo léo, thể hiện sự tôn trọng ý kiến của trẻ sẽ thúc đẩy trẻ đọc sách, thông qua đó, giúp trẻ có khả năng chọn lọc, phân tích những tình huống đơn giản. Đừng sử dụng giọng điệu tra hỏi, trẻ sẽ bị áp lực và dễ hình thành tâm lý phản kháng.
    Nếu có điều kiện, các gia đình có thể sắp xếp phòng ngủ của trẻ như một thư viện nhỏ nhiều màu sắc. Đồng thời, loại bỏ các thiết bị điện tử như ti vi, điện thoại, máy tính bảng… khỏi phòng để trẻ chú ý đến sách nhiều hơn.
    “Con chỉ thích đọc truyện tranh”

    NHỮNG LỢI ÍCH CHO SỨC KHỎE TỪ VIỆC ĐỌC SÁCH

    Thay vì cả ngày ôm máy tính, điện thoại, bạn hãy dành cho mình một thời gian nhất định để đọc sách. Đọc sách không chỉ giúp nâng cao kiến thức, mà còn vô cùng có lợi cho sức khỏe của bạn.
    Dưới đây là những lợi ích cho sức khỏe từ việc đọc sách.
    1. Phòng chống lão hóa não: Cũng giống như cơ bắp của cơ thể, não bộ cũng cần phải rèn luyện để trở nên tráng kiện và khỏe mạnh hơn. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đọc sách cũng có thể kích thích não bộ hoạt động liên tục, từ đó phòng ngừa lão hóa não rất tốt.

    Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

    Đêm thơ nhạc hướng về biển Đông

    (LĐ online) - Hơn 100 văn nghệ sĩ sáng tác, biểu diễn ở Đà Lạt đã làm nên đêm thơ nhạc hướng về biển Đông với chủ đề “Biển đảo Việt Nam - Bản hùng ca bất diệt” diễn ra vào đêm 31/5/2014 tại Thư viện tỉnh Lâm Đồng là cách riêng mà các văn nghệ sĩ thể hiện tình yêu của mình với biển đảo. 22 tiết mục biểu diễn đã gây xúc động, cuộn sôi niềm rung cảm về biển, khơi dậy tình yêu nước mạnh mẽ với gần 1.000 công chúng có mặt. Bên cạnh những ca khúc về biển, về người lính hải quân vượt thời gian; nhiều sáng tác mới của các nhạc sĩ, nhà thơ Lâm Đồng mà từng giai điệu, ca từ, câu hát, lời thơ là tiếng lòng của tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc, lên án hành vi ngang ngược của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển; hiệu triệu triệu con tim hướng về biển Đông, sẵn sàng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. 
    Các tiết mục biểu diễn trong đêm thơ nhạc đều sục sôi hào khí và tình yêu biển
    Các tiết mục biểu diễn trong đêm thơ nhạc đều sục sôi hào khí và tình yêu biển

    Trong thời điểm nhân dân cả nước đang sôi sục vì sự ngang ngược của Trung Quốc đem giàn khoan Hải Dương 981 tới thềm lục địa nước ta, hoạ sĩ Vi Quốc Hiệp không biết làm gì hơn ngoài việc lấy thơ, nhạc để thể hiện tình yêu Tổ quốc và lòng quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Ông đã đứng ra huy động tổ chức đêm thơ nhạc và đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo anh em văn nghệ sĩ Đà Lạt, cùng sự ủng hộ của các đơn vị như: Thư viện Lâm Đồng, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng, Vũ đoàn Đà Lạt, các ca sĩ Trung tâm Văn hoá Đà Lạt, các nhà thơ, nhạc sĩ.
    QUỲNH UYỂN
    Nguồn trích:http: //baolamdong.vn/vhnt/201406/dem-tho-nhac-huong-ve-bien-dong-2332926/

    Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

    Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - Tư liệu lịch sử

    Các tài liệu do Việt Nam nắm giữ khẳng định sự hiểu biết từ lâu đời đối với hai quần đảo. Sự hiểu biết này đã chuyển hóa thành sự chiếm hữu thực sự từ thế kỷ XVIII. Theo đó, các đảo và quần đảo đã được đề cập từ rất lâu đời. 
     >> Chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa từ các chứng cứ lịch sử - Phần 1

    Đó là các bản đồ có lẽ được lập từ cuối thế kỷ XV - thời vua Lê Trang Tông có nói đến quần đảo Hoàng Sa đã được Viện Nghiên cứu lịch sử in lại, cũng trong các tập Hồng Đức bản đồ được lưu trữ tại Nhật Bản niên đại từ thế kỷ XVII.
    Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - Tư liệu lịch sử
    Trung Hoa Dân quốc tối tân địa đồ của Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch cũng không có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

    Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

    Tổ Quốc ở Trường Sa

    BienDong.Net: Từng là người lính giữ Trường Sa, nhà thơ tài hoa Trần Đăng Khoa có những nhận xét rất sâu sắc và độc đáo về vùng biển đảo này. BDN xin trích giới thiệu bài viết mới nhất của ông với nhan đề: “Tổ quốc ở Trường Sa”.

    Vừa qua, tại đảo Trường Sa lớn, đã diễn ra một sự kiện đặc biệt: Khánh thành bức tranh bằng gốm ghép hình lá cờ Việt Nam với kích thước kỷ lục (12,4m x 25m).  
    Lá cờ bằng gốm trên mái tòa nhà hội trường của đảo Trường Sa lớn, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là lá cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam. Cờ nặng 3,5 tấn, rộng 310 mét, được ghép bằng hàng vạn viên gốm có thể chịu được nắng lửa và gió mặn mà không bị phai màu theo thời gian. Từ trên vệ tinh có thể nhìn thấy cái “cột mốc” chủ quyền đặc biệt này. Đây là công trình của họa sỹ Nguyễn Thu Thủy - chị cũng là tác giả “Con đường gốm sứ ven sông Hồng Hà Nội”. Một sáng kiến rất hay và rất có ý nghĩa.
     alt

    Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

    Rộn ràng ngày hội sách (21/04/2014)

    Sáng qua (20-4) các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam đã diễn ra sôi nổi trên khắp cả nước.Tại thủ đô Hà Nội, chuỗi hoạt động tôn vinh văn hóa đọc tập trung tại: Quảng trường Lý Thái Tổ, Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Thư viện Quốc gia Việt Nam.


    Đông đảo bạn đọc đến với Ngày hội Sách 2014 
    tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

    Đà Lạt: Lần đầu tiên tổ chức ngày hội đọc sách với quy mô lớn

    (LĐ online) - Nhân kỷ niệm Ngày hội sách Việt Nam 21/4 và Ngày hội sách thế giới 23/4, lần đầu tiên Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và đào tạo, Thư viện tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức ngày hội đọc sách miễn phí với qui mô lớn, giới thiệu hơn 2.000 đầu sách các loại, thu hút đông đảo người dân và du khách đến thăm quan và tìm đọc.
    Ngày hội sách thu hút những người yêu sách đến tìm đọc
    Ngày hội sách thu hút những người yêu sách đến tìm đọc. Ảnh: Ngọc Ngà
    Hơn 2.000 đầu sách của hơn 100 nhà xuất bản uy tín với đủ các thể loại giới thiệu tại hội sách được trưng bày đẹp mắt, phân theo khu vực để bạn đọc dễ lựa chọn. Hoạt động của ngày hội nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách và văn hóa đọc đang dần bị mai một trong thói quen của mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là trong các bạn trẻ. Có thể nói, đọc sách là phương cách quan trọng nhất để tiếp thu tri thức và những tinh hoa nhân loại, là con đường ngắn nhất, đáng tin cậy nhất giúp con người bồi dưỡng và nâng cao kiến thức.
    Ngày hội đọc sách sẽ mở cửa phục vụ miễn phí từ 20/4 đến hết ngày 30/4/2014, tại Trung tâm Triển lãm khu Hòa Bình, T.P Đà Lạt.
    D.Thương
    Nguồn trích:baolaong.vn/doi-song/201404/da-lat-lan-dau-tien-to-chuc-ngay-hoi-doc-sach-voi-quy-mo-lon-2323106/md

    THÔNG ĐIỆP

    Vì tương lai của con em chúng ta, thư viện tỉnh Lâm Đồng rất cần sự chung tay đóng góp kinh phí của người dân góp phần nâng cao tốc độ đường truyền truy cập internet để phục vụ các cháu học sinh vào mùa thi sắp tới được tốt hơn.

    Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

    Bức thư Bill Gates và 3 mục tiêu cao cả cuối đời

    Trong vòng 5 năm qua, mỗi năm Bill Gates và vợ, bà Melinda Gates đều viết một bức thư để đặt mục tiêu cho các nhà hoạt động nhân đạo của tổ chức Bill & Melinda Gates do 2 người sáng lập ra. Trong năm nay, thay vì liệt kê các thành công và thất bại, Bill và Melinda đưa ra một tuyên ngôn mới cho tổ chức tình nguyện của mình.
    Mục tiêu của Bill Gates trong những năm cuối đời

    Nguyên Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn: “Văn hóa đọc không giảm sút”

     Nguyên Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn: “Văn hóa đọc không giảm sút”
    Lần đầu tiên, ngày 21/4 hàng năm được gọi Ngày Sách Việt Nam. Đây là một sự kiện quan trọng không chỉ đối với những người làm sách mà là ngày tôn vinh văn hóa đọc, tôn vinh tri thức.
    Để hiểu hơn về ý nghĩa của Ngày Sách Việt Nam, hiểu hơn về đóng góp của sách, xuất bản, văn hóa đọc đối với đời sống xã hội, PV Infonet đã có cuộc trò chuyện với ông Đỗ Quý Doãn, Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam.

    Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

    VĂN HOÁ ĐỌC VÀ NGÀY HỘI SÁCH THẾ GIỚI 23/4


    Văn hoá đọc và ngày hội sách thế giới 23/4
    Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng: là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh. Có thể nói sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người, và đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên thế giới.
    Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa đọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại Paris (ngày 25/10 – 16/11/1995), UNESCO (Tổ chức văn hoá, giáo dục, khoa học Liên hợp quốc) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày sách và bản quyền thế giới”(World Book and Copyright Day), trong đó nêu rất rõ mục tiêu và các thành phần tham gia ngày tôn vinh những giá trị của sách và sự đóng góp của các tác giả cho sự ra đời của các tác phẩm bất hủ. Ngày này được tổ chức hàng năm tại mỗi quốc gia nhằm bảo đảm cho mọi người khám phá và thỏa mãn sở thích đọc của mình, đồng thời là dịp để tôn vinh những tác giả đã có nhiều đóng góp cho sự tiến bộ văn hóa, văn minh xã hội của nhân loại. Đây cũng là dịp thể hiện sự hợp tác, hợp lực giữa các tác giả, các nhà xuất bản, trường học, các thư viện, các cơ quan Nhà nước, công ty tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tổ chức lễ kỷ niệm về sách và các tác giả.

    Ngày sách Việt Nam tại Hà Nội

    TT-DL, Cục Xuất bản, Vụ Thư viện, Thư viện quốc gia và các bên liên quan đang chuẩn bị cho Ngày sách Việt Nam đầu tiên diễn ra tại Hà Nội. Dự kiến ngày 21.4 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) sẽ tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chọn ngày 21.4 hằng năm là Ngày sách Việt Nam. 

    Ngày sách Việt Nam tại Hà Nội
    Nhiều độc giả háo hức tới Hội sách TP.HCM lần 8 - Ảnh: Ngọc Bi
    Nội dung hoạt động tại Ngày sách Việt Nam gồm: triển lãm, giao lưu tác giả - tác phẩm, hội chợ sách, giới thiệu những cuốn sách hay được xuất bản trong năm, trình diễn thơ, văn xuôi, chương trình giao lưu, tọa đàm, kể chuyện theo sách, quyên góp sách tặng trẻ em nghèo, hỗ trợ các thư viện vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… 
    Phố Tràng Tiền đang được đại diện Sở TT-TT Hà Nội trình UBND TP.Hà Nội chọn làm Phố sách. Tại các địa phương, Ngày sách Việt Nam, Phố sách và Tuần lễ sách cũng sẽ được tổ chức và thực hiện. Dịp này, Bộ TT-TT phát động cuộc thi sáng tác logo, hình ảnh biểu tượng cho Ngày sách Việt Nam.
    Ngọc B
    Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn

    Bình an trong tâm hồn nhờ đọc sách mỗi ngày

    Đọc sách không chỉ giúp nâng cao kiến thức mà nó còn cải thiện sức khỏe và tạo cảm giác thư thái rõ rệt.

    Lần gần đây nhất bạn đọc một cuốn sách hoặc một bài báo với nội dung có giá trị là khi nào? Hay thói quen đọc hàng ngày của bạn chỉ xoay xung quanh những thông tin trên Twitter, cập nhật Facebook hoặc nhắm đến những tin tức kiểu “mì ăn liền” trên Internet? Nếu bạn là một trong số nhiều người không có thói quen đọc sách thường xuyên, bạn có thể sẽ không nhận ra rằng: đọc sách mang lại rất nhiều lợi ích quan trọng sau đây:
    Kích thích tinh thần
    Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc vận động trí óc thường xuyên có thể làm chậm tiến trình (hoặc thậm chí là ngăn chặn) bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ khi về già, việc giữ cho trí não của bạn luôn bận rộn sẽ ngăn chặn việc nó bị mất đi sức mạnh.
    Cũng giống như mọi cơ bắp trong cơ thể, bộ não cũng cần phải được luyện tập để giữ cho nó luôn khỏe mạnh, vì vậy mà có câu thành ngữ “sử dụng nó hay là mất nó” đặc biệt đúng khi nói về trí não của bạn. Việc giải ô chữ hay chơi cờ cũng được xem là cách rất tốt để giúp cho trí não được vận động.
    Giảm bớt căng thẳng
    Dù cho bạn bị nhiều căng thẳng áp lực do công việc, trong các mối quan hệ cá nhân, hay vô số những vấn đề khác mà bạn phải đối mặt hàng ngày, tất cả chúng sẽ tan biến khi bạn chìm đắm bản thân vào một câu chuyện tuyệt vời.
    Một cuốn tiểu thuyết hay có thể đưa bạn đến những địa hạt mới, trong khi một bài báo hấp dẫn sẽ làm cho bạn tập trung và giữ cho bạn ở trong giây phút hiện tại mà thôi, chúng sẽ giúp làm tan biến căng thẳng và cho phép bạn thư giãn tâm hồn.
    reading2-4280-1395205076.jpg
    Đọc sách đối với tâm hồn cũng giống như tập thể dục đối với cơ thể.

    Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

    Ngất ngây phượng tím Đà Lạt

    Phượng tím có nguồn gốc từ Nam Mỹ , du nhập vào Đà Lạt năm 1960, được trồng nhiều ven phố Nguyễn Thị Minh Khai (đường vào chợ Đà Lạt), đường Nguyễn Văn Cừ (ấp Ánh sáng), trong công viên, trường học, khu du lịch, dinh thự, công sở…
    Phượng tím (tên khoa học Jacaranda Mimosifolia) là loài cây thân gỗ được trồng bằng hạt, 10 tuổi cao khoảng 10-12m, tán lá rộng 6-8m, thường nở hoa vào mùa xuân (từ tháng 1 đến tháng 4), hoa hình ống dài 4-5cm, nở từng chùm màu tím thật dễ thương.
    phượng tím, Đà Lạt

    Thư viện tiểu học hiện đại nhất TP HCM

    Sáng 24/2, trường tiểu học Lạc Long Quân, quận 11, TP HCM đã đưa vào sử dụng thư viện được xem là hiện đại nhất TP HCM.

    IMG-7100-JPG-2163-1393229156.jpg
    Thư viện do Qũy hỗ trợ và Phát triển giáo dục phối hợp với Sở giáo dục TP HCM và trường tiểu học Lạc Long quân xây dựng với kinh phí 1,8 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Tiểu học, Sở GD-ĐT TP HCM, đây là thư viện hiện đại đầu tiên của TP với nhiều chức năng. Sau khi đọc sách, học sinh có thể vẽ tranh theo trí tưởng tượng, đóng kịch, diễn hoạt cảnh ngay tại sân khấu của thư viện; hay vào phòng học tiếng Anh để xem phim, sinh hoạt…

    Tianyi, thư viện tư nhân lâu đời nhất Trung Quốc

    Đến với thư viện để chiêm ngưỡng những tác phẩm lâu đời và quý hiếm của Trung Quốc và tận hưởng không gian nho nhã đậm chất truyền thống.

    Tianyi Pavilion
    Tianyi Pavilion. Ảnh: China.cn

    Tianyi Pavilion, với tuổi thọ hơn 430 năm, là thư viện tư nhân xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, đồng thời là một trong 3 thư viện tư nhân lâu đời nhất trên thế giới.

    Với diện tích 26.000 mét vuông, Tianyi nằm cạnh hồ Ming đẹp như tranh vẽ ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Nơi đây lưu giữ hơn 300.000 ấn bản, trong đó có 80.000 đầu sách quý.

    Tianyi được xây vào năm 1561 dưới triều nhà Minh. Fan Qin, người sáng lập, từng được bổ nhiệm làm quan tại nhiều tỉnh thành Trung Quốc thời đó. Vốn có niềm đam mê đọc sách, ông thu thập rất nhiều sách sử địa phương nơi mình tại chức, tài liệu về các triều đại và những tác phẩm thơ ca văn học. Quý giá nhất trong bộ sưu tập có lẽ là nhiều bản chép tay và những cuốn sách Fan được bạn bè tặng.

    Bên trong Tianyi Pavilion
    Bên trong Tianyi Pavilion. Ảnh: Pinterest.