Nguồn: http://www.lamdong.gov.vn/viVN/a/sovhttdl/hoatdongvanhoa/Pages/L%E1%BB%85h%E1%BB%99iGi%E1%BB%97T%E1%BB%95H%C3%B9ngV%C6%B0%C6%A1ng2013t%E1%BA%A1iL%C3%A2m%C4%90%E1%BB%93ng.aspx
Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Nhà nước quy định là Quốc Lễ và cho các địa phương có Đền thờ Hùng Vương tổ chức Lễ vọng hàng năm; Năm nay, Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương được tiến hành trong không khí vui mừng, phấn khởi khi được UNESCO chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Nhà nước quy định là Quốc Lễ và cho các địa phương có Đền thờ Hùng Vương tổ chức Lễ vọng hàng năm; Năm nay, Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương được tiến hành trong không khí vui mừng, phấn khởi khi được UNESCO chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nhằm mục đích giáo giục truyền thống yêu nước, đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn” biết ơn sâu sắc các vị Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước; Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Lâm Đồng phối hợp Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt tổ chức Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương 2013 tại Đền thờ Âu Lạc – Khu du lịch Thác Prenn, Thành phố Đà Lạt.
Bên cạnh các hoạt động tế lễ truyền thống, Lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, ẩm thực dân gian để phục vụ người dân và du khách về dự hội.
Khách vào tham dự Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2013 sẽ được miễn vé vào cổng tham quan KDL thác Prenn trong thời gian tổ chức lễ hội.
Đám rước Lễ vật dâng cúng tại Đền thờ Âu Lạc - Thác Prenn (Ảnh: Báo Lâm Đồng)
Chương trình lễ Giổ tổ Hùng Vương 2013 như sau:
1. Thời gian: 02 ngày 18 và 19/04/2013
2. Địa điểm: Đền thờ Âu Lạc – KDL Thác Prenn - Tp Đà Lạt
3. Nội dung chính:
* Ngày 18/04/2013 ( Mùng 9 tháng 3 Âm lịch)
+ Lễ Cáo Yết (14 g30 đến 15g30), địa điểm: Đền Thượng, chủ trì: Ban Tế Lễ, nội dung: Lễ cáo yết.
* Ngày 19/04/2013 ( ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch):
+ Nghi thức Tế Lễ truyền thống (từ 6g30 đến 7g30), địa điểm: Đền Thượng, chủ trì: Ban Tế Lễ, nội dung: Tế Lễ Quốc Tổ theo nghi thức truyền thống.
+ Đám rước Lễ vật dâng cúng (7g30 đến 7g55), tuyến đường: Đền Trung – Công Viên Âu Cơ – Đền Thượng, chủ trì: Ban Tổ Chức, nội dung: Đám rước – 05 kiệu khiêng – 36 mâm Lễ vật.
+ Lễ dâng hương Quốc Tổ Lạc Long Quân (8g30 đến 9g00), địa điểm: Đền Thượng, chủ trì: Ban Tổ Chức, nội dung: Dâng hương Quốc Tổ.
+ Lễ dâng hương tại Đền Trung và Đền Hạ (8g30 đến 9g00), địa điểm: Đền Trung , Đền Hạ, chủ trì: Ban Tổ Chức, nội dung: Dâng hương.
+ Hội thi trò chơi dân gian (9g00 đến 11g30), địa điểm: Khu vui chơi giải trí dưới chân thác Prenn, chủ trì: Ban Tổ Chức, nội dung: Gồm các trò chơi mô phỏng các hoạt động, sinh hoạt và vui chơi của người Việt xưa: Bắt Vịt (Săn bắt), Lượm quả ( Dưa hấu An Tiêm),Thi thổi cơm, gánh nước múa sạp, nhảy bao bố v.v……
+ Biểu diễn Nghệ thuật Dân gian (9g00 đến 11g30), địa điểm: Khu vui chơi giải trí dưới chân thác Prenn; chủ trì: Ban Tổ Chức, nội dung: Thư pháp, Sân khấu thơ nhạc, biểu diễn Nghệ thuật Dân gian.
+ Hội thi Ẩm thực Dân gian (9g00 đến 11g30), địa điểm: Khu vui chơi giải trí dưới chân thác Prenn, chủ trì: Ban Tổ Chức, nội dung: Giới thiệu các món Chè ngon của 3 miền, những loại Chè có xuất xứ từ những miền quê, dân dã nhưng cũng rất đặc sắc, hình thành nên nét riêng của Ẩm thực Việt Nam; Dự kiến gồm 24 gánh ( mỗi đơn vị 03 gánh) gồm các loại Chè: Chè Sen, Chè Đỗ xanh, Chè Đỗ đen, Chè Kho, Bánh trôi, ( Miền Bắc); Chè Đậu ngự, Đậu ván, Đậu Quyên, Chè Bột lọc, Chè khoai ( Miền Trung ) Chè bắp, Chè Hạt Sen, Chè Trôi nước, Chè Thưng, Chè Khoai môn, Chè Đậu trắng, Chè Sương sa hạt lựu, Chè chuối, Sâm bổ lượng ( Miền Nam).
Sở VHTTDL Lâm Đồng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét