Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM - CHỐN THANH KHIẾT KHI ĐI DU LỊCH ĐÀ LẠT-VIỆT NAM

Nguồn trích:  http://yatlat.com/cam-nang-du-lich/thien-vien-truc-lam-chon-thanh-khiet-khi-di-du-lich-da-lat-viet-nam.html
Trúc Lâm Thiền VIện là một địa điểm mà du khách không nên bỏ qua khi đi du lịch Đà Lạtbởi vẻ thanh khiết và uy nghiêm tại đây.
Trúc Lâm Thiền Viện là một ngôi chùa của phái thiền Trúc Lâm nằm cách trung tâm TP Ðà Lạt, tỉnh Lâm Đồng khoảng 4 km. Công trình được khởi công xây dựng năm 1993, và hoàn thành sau đó một năm. Đây không chỉ là thiền viện lớn nhất Lâm Đồng mà còn là điểm tham quan hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Cùng với Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh) và Trúc Lâm Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc),
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong ba thiền viện lớn của Việt Nam theo phái Trúc Lâm.
Thiền Viện Trúc Lâm - Chốn thanh khiết khi đi du lịch Đà Lạt - Việt Nam phần 1
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong ba thiền viện lớn của Việt Nam theo phái Trúc Lâm.

Thiền Viện Trúc Lâm được coi là thiền viện lớn nhất cả nước cả về không gian lẫn quy mô. Thiền viện được xây dựng trên một khu đất rộng khoảng 24 hecta, gồm 22 hecta vườn chùa và 2 hecta xây dựng các công trình của hai khu nội viện và ngoại viện.
Chính điện có diện tích khá rộng rãi, bên trong ban thờ khá đơn giản, nhưng mang đầy ý nghĩa của nhà Phật. Giữa điện thờ tượng Đức Phật Thích Ca cao khoảng 2m, tay phải cầm cành hoa sen đưa lên. Bức tượng có tên gọi: Phật Thích Ca “Niêm Hoa Vi Tiếu”. Bên phải Đức Phật là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử. Bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Chung quanh tường phía trên chính điện là các bức phù điêu minh họa sự tích đức Phật Thích Ca: Đản sanh, Xuất gia, Thành đạo, Chuyển pháp luân, Nhập niết bàn…
Ngoài ra còn có các bao lam, án thờ bằng gỗ được chạm khắc rất công phu. Bức hoành phi phía trước bằng gỗ chạm bốn chữ Từ Bi Trí Tuệ. Bức phù điêu lớn mặt sau chánh điện chạm hình Tổ Đạt Ma quảy một chiếc dép về Tây.
Thiền Viện Trúc Lâm - Chốn thanh khiết khi đi du lịch Đà Lạt - Việt Nam phần 2
Hồng chung lâu
Phía bên phải của chính điện là gác chuông. Gác chuông lợp ngói men góc mái uốn cong, có lan can, chung quanh gắn nhiều tấm phù điêu mang ý nghĩa sâu sắc: Tổ Đạt Ma quay mặt vào vách, bên ngoài tuyết đóng băng giá, ngài Huệ Khả chặt tay cầu pháp; Tổ Đạt Ma quảy một chiếc dép về Tây; ngài Huệ Năng đeo đá giã gạo, Ngũ tổ Hoằng Nhẫn xuống khai thị; Sơ tổ Trúc Lâm Đại Đầu Đà giảng đạo cho Nhị tổ Pháp Loa và Tam tổ Huyền Quang trong rừng trúc.
Bên trong treo quả chuông lớn cao 1.98 m, nặng 1,1 tấn được chạm khắc chạm những bài kệ Phật mang đầy đạo lý rất tinh xảo và đẹp mắt. Ngoài ra, Thiền Viện còn những công trình khác như: tham vấn đường và nhà trưng bày bên phải; gác trống, nhà khách tăng, thư viện, thiền thất viện trưởng và thiền đường bên trái.
Đối diện với gác chuông là gác trống. Mặt trống có đường kính khoảng 80cm.
Thiền Viện Trúc Lâm - Chốn thanh khiết khi đi du lịch Đà Lạt - Việt Nam phần 3
Gác Trống với chiếc trống có đường kính khoảng 80cm.
Trước tam quan có hồ Tĩnh Tâm. Bên dưới lưng đồi là nhà khách nữ vãng lai, đến xin tập tu ngắn hạn tại Thiền viện.
Nét kiến trúc nổi bật của Thiền viện là những đầu đao cong vút. Trên nóc mái của mặt chính điện là hình bánh xe luân hồi, biểu trưng cho cỗ xe lớn của phái Đại thừa trong Phật giáo. Tuy nhiên, toàn bộ công trình kiến trúc đều toát lên sắc thái của nền văn hóa Đông phương.
Đến vãn cảnh chùa khách thập phương còn có dịp chiêm ngưỡng nhiều loài hoa quý, hiếm và đẹp của Đà Lạt được trồng trong khuôn viên chùa. Đây cũng là một trong những điểm du khách không thể bỏ qua.
Thiền Viện Trúc Lâm - Chốn thanh khiết khi đi du lịch Đà Lạt - Việt Nam phần 4
Vườn hoa tại thiền viện là một trong những điểm du khách không thể bỏ qua với nhiều loại hoa lạ, đẹp mắt.
Là Thiền viện lớn nhất trong các Thiền viện đã được xây dựng ở Việt Nam, đây là nơi tu hành nghiên cứu về Phật giáo Thiền tông của các hoà thượng và tăng ni với ý nguyện khôi phục Thiền tông thời Trần. Đây cũng là nơi các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tới nghiên cứu về Thiền tông.
Du khách, phật tử đến ngôi chùa này để dâng hương, cầu xin Đức Phật tổ may mắn, an bình. Nhiều người khác đến Trúc Lâm Thiền viện để được tắm mình trong không khí thanh tịnh nơi chốn Thiền môn, để tâm hồn được thư thái và bản thân có những giờ phút yên bình sau những ồn ào, tất bật của cuộc đời… Bên cạnh đó, đây còn là nơi tham quan, với cảnh đẹp non nước hữu tình du khách có thể thoải mái đi dạo ngắm toàn bộ khu vực với hồ Tuyền Lâm và núi Voi Phục hùng vĩ.
Thiền Viện Trúc Lâm - Chốn thanh khiết khi đi du lịch Đà Lạt - Việt Nam phần 5
Nét đẹp của Thiền viện Trúc Lâm là cảnh quan thanh khiết tuyệt vời, với trời mây non nước bao la,
với ngàn thông vi vu gió lộng. Ở đây thiền, thiên nhiên, con người như hòa nhập làm một.
Ẩn mình sau ngàn thông vi vu với mùi thơm quyến rũ, mặc cho thời gian trôi, ngôi chùa nằm lặng lẽ trên triền sườn núi Phụng Hoàng, phía trước là hồ nước trong xanh. Với sự yên bình, thanh khiết hài hòa với khung cảnh thiên nhiên mây trời non nước bao la và một kiến trúc cổ kính, Thiền viện Trúc Lâm làm mê lòng và níu chân không ít du khách khi đến với thành phố sương mù Đà Lạt.
Chính cảnh quan nơi đây làm cho tâm hồn chúng ta trở nên nhẹ nhõm, thư thái và có được những giờ phút yên bình, xua đi những nỗi phiền muộn, lo lắng, ồn ào, tất bật của cuộc đời.
Đây cũng là nét đẹp đặc sắc của Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt:
Thiền Viện Trúc Lâm - Chốn thanh khiết khi đi du lịch Đà Lạt - Việt Nam phần 6
Thiền viện được xây xong vào năm 1994, tức năm 2538 Phật lịch trên đỉnh đồi Phụng Hoàng, nhìn ra hồ Tuyền Lâm rộng lớn.
Thiền Viện Trúc Lâm - Chốn thanh khiết khi đi du lịch Đà Lạt - Việt Nam phần 7
Chính điện
Thiền Viện Trúc Lâm - Chốn thanh khiết khi đi du lịch Đà Lạt - Việt Nam phần 8
Bên trong chính điện thờ tượng Đức Phật Thích Ca cao khoảng 2m, tay phải cầm cành hoa sen đưa lên.
Thiền Viện Trúc Lâm - Chốn thanh khiết khi đi du lịch Đà Lạt - Việt Nam phần 9
Mặt sau chính điện có bức phù điêu lớn chạm hình Tổ Đạt Ma quảy một chiếc dép về Tây.
Thiền Viện Trúc Lâm - Chốn thanh khiết khi đi du lịch Đà Lạt - Việt Nam phần 10
Quả chuông lớn cao 1.98 m, nặng 1,1 tấn được chạm khắc chạm những bài kệ Phật mang đầy đạo lý rất tinh xảo.
Thiền Viện Trúc Lâm - Chốn thanh khiết khi đi du lịch Đà Lạt - Việt Nam phần 11
Gác trống nằm ở bên trái Chính điện. Bên trong có chiếc trống với mặt trống có đường kính khoảng 80cm

1 nhận xét:

  1. Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của tác giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn

    Trả lờiXóa